Tuesday, June 29, 2010

Đào tạo trực tuyến (E-learning)

Đào tạo trực tuyến (E-learning) - một khái niệm khá mới nhưng không hoàn toàn xa lạ với học sinh, sinh viên và những người đang làm việc tại Việt Nam. Đào tạo trực tuyến đang dần trở thành sự lựa chọn tối ưu khi người học hiểu rõ được những tính ưu việt và tiện ích của mô hình đào tạo này khi giải quyết được những vướng mắc về thời gian, địa điểm, phương tiện đi lại, học phí, bằng cấp... trong khi vẫn đạt được mục tiêu nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức, đạt được những bằng cấp được quốc tế công nhận.

Informatics Global Campus (IGC) - thông qua PurpleTrain.com được chính thức thành lập năm 1999 như là một Viện đào tạo trực tuyến Toàn đầu đầu tiên của châu Á, và lớn nhất bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
Tới nay, IGC đã đào tạo hơn 72.000 học viên trực tuyến từ trên 68 quốc gia.
Các chương trình đào tạo của IGC đáp ứng những nhu cầu đào tạo của những người đã trưởng thành, đang đi làm nhờ hiểu rõ những yêu cầu khác nhau bắt nguồn từ công việc, lối sống và điều kiện thực tế của mỗi cá nhân học viên.
Các chương trình đào tạo của IGC được thiết kế theo các mô hình đa dạng như: đào tạo trực tuyến, đào tạo di động hay đào tạo từ xa.
Nếu bạn đang mong muốn:
- Học tập tại bất kỳ địa điểm nào để lấy bằng Cử nhân, Thạc sỹ của Anh quốc hoặc Mỹ
- Bằng cấp được quốc tế công nhận do các trường đại học hàng đầu tại Anh quốc/Mỹ cấp
- Học tập trong một môi trường đào tạo với hệ thống quản lý việc học thân thiện với người học, đáp ứng mọi phong cách học và điều kiện thực tế của mình
- Nhận bằng cấp/ chứng chỉ sau từng giai đoạn/cấp độ học theo yêu cầu để phục vụ cho công việc
- Đào tạo nguồn nhân lực của công ty hoặc tổ chức của mình, nâng cao kiến thức và bằng cấp mà không ảnh hưởng đến thời gian làm việc của nhân sự, tiết kiệm chi phí cơ hội.
- Chương trình đào tạo tiêu chuẩn với một hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng và dịch vụ, bao gồm: Ban quản lý Học thuật Informatics, Hội đồng học thuật, Hội đồng khảo thí, Ban tư vấn học thuật quốc tế với các thành viên là những giảng viên và nhà giáo dục

NHỮNG TIỆN ÍCH CỦA E-LEARNING

E-learning mang lại rất nhiều tiện ích khác nhau cho các tổ chức và cá nhân. Và mỗi tổ chức, cá nhân lại có những cách nhìn khác nhau về tiện ích của E-learning. Dưới đây là tổng kết về một số tiện ích mà E-learning mang lại.Mọi người chúng ta đều muốn có “Lợi thế tuyệt đối”. Lợi thế cạnh tranh. Lợi thế trong chiến dịch quảng bá mới. Lợi thế hoàn tất công việc. Chúng ta đều muốn giành được lợi thế tuyệt đối so với người khác. Lợi thế tuyệt đối về mặt công nghệ. Lợi thế tuyệt đối về khả năng lãnh đạo. Lợi thế tuyệt đối về quy trình hoạt động.Có lợi thế và đặc biệt là lợi thế tuyệt đối chính là điều mà E-learning hướng tới. Thông qua E-learning, bạn có thể giành được lợi thế mình muốn. Và, bạn có thể có được lợi thế tuyệt đối về mặt công nghệ và quy trình hoạt động. Hãy học cách có được lợi thế đó với E-learning.Ưu điểm nổi bật E-learning cho học viên
Các khóa học có giá trị giúp tăng cơ hội kiếm tiền của bạn – Học từ các công ty và chuyên gia hàng đầu ngay tại nhà hoặc tại nơi làm việc, tham gia khóa đào tạo trực tuyến học viên không cần phải di chuyển đến bất kì đâu.
Dễ sử dụng - bạn chỉ cần có bộ trình duyệt internet; có định dạng HTML và được thiết kế để có thể tải về nhanh và giúp bạn tiến hành việc học một cách nhanh chóng; giao diện thiết kế đào tạo trực tuyến đã được kiểm nghiệm và chứng minh với hướng dẫn từng bước và dễ dàng. Các đặc điểm bao gồm: Công cụ bookmark (đánh dấu) chỉ cho bạn biết phần mình đang học vì thế bạn có thể quay trở lại một cách dễ dàng; Mục lục chủ để để tìm kiếm thông tin về tất cả các phần của khóa học trong khi bạn đang tham gia một khóa học – dễ dàng di chuyển từ một phần của một khóa học đến một phần cụ thể khác cũng thuộc khóa học đó.
Phần trợ giúp hữu ích và hiệu quả - rất nhiều thông tin trợ giúp có trong các khóa học trực tuyến, hoặc do đội ngũ nhân viên của chúng tôi cung cấp.
Kiến thức thu về thỏa đáng với khoản đầu tư mà bạn bỏ ra – chi phí đào tạo trực tuyến rất hợp lý – rẻ hơn so với các khóa đào tạo có người hướng dẫn, E-learning thực sự là một khoản đầu tư hiệu quả và dễ dàng.
Tương tác – các bài tập mô phỏng cho phép học viên thực hành những kiến thức mà mình đang học, giúp cho học viên ghi nhớ được khối lượng kiến thức nhiều hơn; cung cấp các phương pháp học khác nhau thông qua các bài tập bằng phương tiện nghe nói, biểu đồ hiển thị, các bài kiểm tra và các bài tập có thể in ra được với các file định dạng PDF có thể tải xuống để luyện tập thêm.
Tự học và Thuận tiện – học với tốc độ tùy chọn, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Tập trung vào những kiến thức mà bạn cần- bỏ qua những kiến thức bạn đã biết hoặc không cần thiết Hoặc các phần lặp lại Bạn luôn luôn kiểm soát được không gian, thời gian và phương thức học với cách tiếp cận không hạn chế 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
Các bài học hoàn chỉnh – học chuyên sâu các môn học – các bảng tra thuật ngữ khóa học được cung cấp, không cần đến từ điển; được xây dựng trên các ghi chú, thủ thuật học, tham khảo nhanh, các đường link cụ thể và các bài tập mô phỏng; với các bài tập và các file luyện tập giúp tăng khả năng ghi nhớ của bạn và nâng cao mức độ sử dụng các công cụ học tập cũng như luôn cập nhật các công cụ học tập này.
Các bài kiểm tra đánh giá kỹ năng trước và sau khóa đào tạo để kiểm tra tiến độ học của bạn – có thể sử dụng trước, trong hoặc sau khi kết thúc khóa học. Kiểm tra thử lần đầu, kiểm tra thử đạt kết quả cao nhất và trình độ khóa đào tạo trực tuyến đều được theo dõi. Nếu qua được các bài kiểm tra, biểu tượng đánh dấu đã qua màu xanh sẽ xuất hiện, thể hiện bạn “đã hoàn thành khóa học”. Trang lưu kết quả - có những đường link trực tiếp đến từng đơn vị học trình, vì thế nếu học viên không qua một đơn vị học trình, họ có thể truy cập trực tiếp để làm lại bài kiểm tra của đơn vị học trình đó.
Tương thích với nhiều hệ điều hành – học viên có thể sử dụng hệ điều hành Windows, Mac và Unix để truy cập vào khóa đào tạo trực tuyến.
Những lợi ích của E-learning cho doanh nghiệpTại sao E-learning được coi là một công cụ quyền năng? Có rất nhiều lý do. Cụ thể là, E-learning cho phép bạn:Loại bỏ sự lãng phí thời gian và tiền bạcVới phương pháp đào tạo truyền thống, càng có nhiều người tham gia thì càng có nhiều sự phân tán về địa lý và chi phí đào tạo càng lớn. Thông thường, tiền không được sử dụng trực tiếp cho đào tạo mà thông qua vé máy bay, nơi ở, ăn uống, thuê phòng hội thảo, vvv… Với giải pháp E-learning, chi phí không thay đổi cho dù bạn đào tạo 100 người hoặc 1000 người, và 100 % chi phí đào tạo thực sự được sử dụng cho đào tạo.Tập trung đào tạoTrong phương pháp đào tạo truyền thống, người học gặp phải rất nhiều những hoạt động vô nghĩa bằng lời chẳng hạn như chào hỏi và giới thiệu, các câu hỏi không liên quan của người học cùng, thông tin về nơi ở, những từ “ừm”, “à” và một vài sự theo đuổi. Trên thực tế, khi chúng ta bỏ qua tất cả những hoạt động vô nghĩa bằng lời đó và chuyển một cuộc hội thảo kéo dài một ngày thành định dạng đa phương tiện, chúng ta thường chỉ mất 3 hoặc 4 giờ đào tạo thực sự. Điều này có nghĩa là đối với một lớp học 12 người kéo dài trong 2 ngày thì một công ty có thể tiết kiệm 120 h cho mỗi người bằng cách đưa lớp học trực tuyến.Tạo hiệu quả làm việc cho nhân viên mớiNhững nhân viên mới thường mất bao lâu chờ đợi để được hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình? Sẽ chỉ mất một ngày để đào tạo cho họ tất cả các điều cơ bản. E-learning cho phép bạn dễ dàng giúp họ thành côngDuy trì năng suất làm việc của nhân viên Với giải pháp E-learning, nhân viên có thể được đào tạo mọi lúc mọi nơi như vào giờ giải lao trong các cuộc họp, lúc ở nhà chăm sóc con ốm, trong lúc chờ đợi lên máy bay hoặc thậm chí khi ở trên máy bay. Việc đào tạo có thể được thực hiện linh hoạt thay vì bắt buộc nếu không có lợi cho kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với đào tạo kỹ năng bán hàng bởi vì mỗi một giờ đào tạo nhân viên kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn mất đi lợi nhuận bán hàng tương ứng. E-learning phù hợp với kế hoạch của mọi người và giúp tận dụng tối đa thời gian.Theo kịp tốc độMột số người nắm bắt các khái niệm nhanh hơn những người khác, do đó rất nhiều người lãng phí thời gian ngồi trong các buổi đào tạo hoặc không thể áp dụng đối với họ hoặc gồm các chủ đề họ đã biết. E-learning cho phép mỗi người được đào tạo tùy theo tốc độ nắm bắt của mình và tập trung vào những gì họ thấy khó khăn.Nâng cao tính nhất quán và hiệu quảViệc cung cấp đào tạo sẽ không nhất quán khi cung cấp cùng một khoá học đào tạo với cùng một chương trình đào tạo trong nhiều dịp khác nhau. Với E-learning, bạn có thể đảm bảo rằng tất cả học viên nhận được cùng một thông tin mỗi khi thông tin đó được đưa ra. Ðiều này rất có lợi khi bạn phải chứng minh những khái niệm trong đào tạo của bạn trong những tình huống được hỏi ý kiến .Ðào tạo được TẤT CẢ MỌI NGƯỜIBạn có thể có cơ hội để tập trung tất cả nhân viên trong công ty vào cùng một địa điểm và cùng một thời điểm để đào tạo hay không? Câu trả lời là gần như không thể. Ngay cả khi buổi đào tạo đó rất hiệu quả nhưng còn những cá nhân không thể tham dự thì sao? Hãy đào tạo cho tất cả mọi người bằng cách sử dụng công cụ multimedia. Chúng tôi cung cấp những giải pháp giúp nhanh chóng đưa tất cả những nội dung quan trọng lên mạng theo định dạng mà mọi người có thể truy cập từ các kết nối có dải thông thấp hoặc cao.Ðánh giá khả năng nắm bắt của nhân viên.E-learning cung cấp các cơ hội nhằm đánh giá sự hiểu biết và khả năng nắm bắt vấn đề chính của nhân viên. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra đầu vào của nhân viên để thấy loại hình đào tạo nào là thực sự cần thiết. Sau đó, bạn có thể tiến hành đào tạo và kiểm tra sau đào tạo để đánh giá chính xác họ đã học được những gì.Cung cấp các mô phỏng tránh rủi ro Ðào tạo trong quá trình làm việc là hình thức rất hiệu quả nhưng đối với một số công việc bạn không muốn gây ra sai sót để học tập. Các bài tập mô phỏng của E-learning có thể giúp bạn đào tạo nhân viên cách tránh những sai sót, khó khăn không ngờ tới bằng cách học từ chính những sai sót của họ trong các mô phỏng ảo.

Friday, June 4, 2010

Đào tạo trực tuyến-Hiệu quả hơn đào tạo truyền thống?

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet, đã trở nên phổ biến tại hầu hết DN ở Việt Nam, nhất là ở những ngành liên quan chặt chẽ đến XK như thủy sản. Đây là điều kiện rất thuận lợi để triển khai e-learning, giúp cho nhiều người và nhiều DN cùng một lúc tiếp nhận kiến thức so với việc phải đến tận nơi để tổ chức lớp học, thành ra rất tiết kiệm thời gian và chi phí cho người học .
Khi biết ý tưởng triển khai e-learning của OCD, hợp phần GCF thuộc Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA) quyết định hỗ trợ công ty xây dựng chương trình OMT. Đến nay, OMT cũng xây dựng được một đội ngũ cộng tác viên có kinh nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực như quản lý chất lượng, VSATTP, marketing, quản trị chiến lược, quản trị và phân tích tài chính,…
Các giảng viên của OMT cũng đã trải nghiệm e-learning qua một chương trình đào tạo giảng viên nguồn kéo dài 1 năm của một trong những trường đại học công hàng đầu của Mỹ là Đại học Illinois về phương pháp dạy học trực tuyến. Họ đã tích luỹ kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo sao cho thú vị, thu hút người học, có tương tác giữa những người học và giữa người học với giảng viên như trong đời thực - điều này khác xa với đào tạo trực tuyếnthông thường, khi người học chỉ được cung cấp một loạt tài liệu qua internet để tuỳ ý sử dụng và chịu trách nhiệm về việc học của mình, không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Hơn nữa, kết quả học tập qua e-learning được công nhận như trong đào tạo thông thường.
Điều quan trọng là e-learning giúp tiết kiệm 40% chi phí đào tạo so với cách đào tạo truyền thống, bản thân người học cũng chủ động hơn và không bị tách rời công việc hằng ngày tại DN. Do hiệu quả và thuận lợi hơn nên ngày càng được nhiều DN, nhất là các DN nhỏ và vừa lựa chọn.
Ngoài chương trình đào tạo sẵn có (tại www.omt.vn), OMT còn giúp DN e-learning hoá các nội dung đào tạo của họ như các quy trình quản lý mới, quy định mới của khách hàng, vì việc cập nhật thông tin trên nền tảng e-learningsẽ rất nhanh, hiệu quả và kết quả đồng đều. Ví dụ, khi DN muốn áp dụng một quy trình mới cho toàn bộ nhân viên, nếu cử từng đợt nhân viên đi học thì sau khi về có khi mỗi nhóm người được cử đi học lại có cách áp dụng khác nhau, trong khi học trực tuyến thì tất cả những người cần đào tạo đều có thể cùng học mà không bị ảnh hưởng đến công việc hằng ngày mà kết quả thu được khá đồng nhất về kiến thức và kỹ năng. Nghiên cứu của các công ty nước ngoài về e-learning cũng cho thấy điều đó.
"Kinh nghiệm cho thấy, khi học như thế này, mọi người thường trao đổi với nhau và học tập rất nghiêm túc. Nếu ai không tương tác với người khác sẽ còn bị trừ điểm, nếu muốn học là phải thảo luận, giảng viên không trả lời học viên kịp thời cũng bị trừ điểm thi đua. Sau khoá học, học viên còn có thêm khoảng nửa tháng để có thể tham gia thảo luận với đồng nghiệp và giảng viên về mọi vấn đề liên quan" - bà Hà cho biết.

Wednesday, June 2, 2010

Đào tạo trực tuyến ở Việt Nam

Với việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức đào tạo những công dân tương lai có đầy đủ năng lực, trí tuệ, khả năng tự học, tự nâng cấp mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hình thức ĐTTT không còn xa lạ trên thế giới. Theo Cyber Universities, gần 90% trường ĐH tại Singapore sử dụng phương pháp ĐTTT và ở Mĩ con số này là hơn 80%. Tại Việt Nam, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin kéo theo số người sử dụng Internet tăng vọt. Cùng với sự phát triển nhanh chóng này, cách làm việc, học tập, giải trí của người sử dụng Internet tại Việt Nam cũng thay đổi theo những công thức mới.
Ở Việt Nam hiện nay có thể tìm thấy chương trình ĐTTT với 3 kênh chính: của các trường đại học trong nước, các chương trình từ nước ngoài đưa vào Việt Nam và của các công ty lập ra.
Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm khuyến khích đưa CNTT vào giảng dạy, đưa các kiến thức về ĐTTT tới những cán bộ quản lý, nhà giáo, những người quan tâm tới giáo dục, học sinh- sinh viên. Hiện nay chúng ta đã xây dựng được website e- learning http://el.edu.net để tuyên truyền, phổ cập công nghệ. Đã Việt hóa phần mềm mã nguồn mở Moodle (để xây dựng và quản lý hệ thống học tập trực tuyến), đã sử dụng công nghệ SCORM (chuẩn được thế giới công nhận, để có thể hợp tác và phát triển trong lĩnh vực CNTT) và đang triển khai chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế miễn phí giúp xuất bản các định dạng file tuân chuẩn SCORM như Exe, Lectora, Voilet…phù hợp với nhu cầu của nước ta.
Bộ GD%ĐT đã kết nối đường cáp quang 34 Mbps trong nước và 2 Mbps đi quốc tế. Viettel cung cấp gói Net+ (gói chất lượng cao nhất) tới các cơ sở giáo dục. Kết nối cáp quang từ Bộ về các Sở GD&ĐT với băng thông 4 Mbps…
Tuy nhiên ĐTTT ở nước ta hiện nay mới đang ở mức sơ khai, số lượng và chất lượng chưa cao, phạm vi và đối tượng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất cần thiết. Tỷ lệ giờ online trực tiếp giữa giáo viên và học viên trên mạng còn thấp, việc trả lời hướng dẫn phải được thực hiện nguội, thiếu phương pháp và đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Hiện nay vẫn còn không ít học viên chưa có hoặc chưa biết sử dụng máy vi tính, mạng Internet. Đây là một thực tế vô cùng khó khăn trong quá trình học tập.
Cũng theo đánh giá của Bộ GD&ĐT thì hiện nay đang có tình trạng một số trường chạy theo số lượng, thành tích, phát triển quy mô quá nhanh so với khả năng đảm bảo chất lượng đào tạo, so với điều kiện về đội ngũ giảng viên và trợ giảng. Việc tổ chức đánh giá chất lượng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy nhiều người còn hoài nghi về chất lượng ĐTTT, tâm lý học truyền thống vẫn còn ăn sâu trong người học.
Phương pháp và kỹ năng tự học là một trong những nhân tố quan trọng đem lại hiệu quả của loại hình đào tạo này. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức, tăng cường các phương tiện thiết bị, xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn… là những việc cần làm để tạo nên một cú hích cho ĐTTT ở Việt Nam.

Đào tạo trực tuyến ở Việt Nam

Với việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức đào tạo những công dân tương lai có đầy đủ năng lực, trí tuệ, khả năng tự học, tự nâng cấp mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hình thức ĐTTT không còn xa lạ trên thế giới. Theo Cyber Universities, gần 90% trường ĐH tại Singapore sử dụng phương pháp ĐTTT và ở Mĩ con số này là hơn 80%. Tại Việt Nam, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin kéo theo số người sử dụng Internet tăng vọt. Cùng với sự phát triển nhanh chóng này, cách làm việc, học tập, giải trí của người sử dụng Internet tại Việt Nam cũng thay đổi theo những công thức mới.
Ở Việt Nam hiện nay có thể tìm thấy chương trình ĐTTT với 3 kênh chính: của các trường đại học trong nước, các chương trình từ nước ngoài đưa vào Việt Nam và của các công ty lập ra.
Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm khuyến khích đưa CNTT vào giảng dạy, đưa các kiến thức về ĐTTT tới những cán bộ quản lý, nhà giáo, những người quan tâm tới giáo dục, học sinh- sinh viên. Hiện nay chúng ta đã xây dựng được website e- learning http://el.edu.net để tuyên truyền, phổ cập công nghệ. Đã Việt hóa phần mềm mã nguồn mở Moodle (để xây dựng và quản lý hệ thống học tập trực tuyến), đã sử dụng công nghệ SCORM (chuẩn được thế giới công nhận, để có thể hợp tác và phát triển trong lĩnh vực CNTT) và đang triển khai chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế miễn phí giúp xuất bản các định dạng file tuân chuẩn SCORM như Exe, Lectora, Voilet…phù hợp với nhu cầu của nước ta.
Bộ GD%ĐT đã kết nối đường cáp quang 34 Mbps trong nước và 2 Mbps đi quốc tế. Viettel cung cấp gói Net+ (gói chất lượng cao nhất) tới các cơ sở giáo dục. Kết nối cáp quang từ Bộ về các Sở GD&ĐT với băng thông 4 Mbps…
Tuy nhiên ĐTTT ở nước ta hiện nay mới đang ở mức sơ khai, số lượng và chất lượng chưa cao, phạm vi và đối tượng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất cần thiết. Tỷ lệ giờ online trực tiếp giữa giáo viên và học viên trên mạng còn thấp, việc trả lời hướng dẫn phải được thực hiện nguội, thiếu phương pháp và đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Hiện nay vẫn còn không ít học viên chưa có hoặc chưa biết sử dụng máy vi tính, mạng Internet. Đây là một thực tế vô cùng khó khăn trong quá trình học tập.
Cũng theo đánh giá của Bộ GD&ĐT thì hiện nay đang có tình trạng một số trường chạy theo số lượng, thành tích, phát triển quy mô quá nhanh so với khả năng đảm bảo chất lượng đào tạo, so với điều kiện về đội ngũ giảng viên và trợ giảng. Việc tổ chức đánh giá chất lượng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy nhiều người còn hoài nghi về chất lượng ĐTTT, tâm lý học truyền thống vẫn còn ăn sâu trong người học.
Phương pháp và kỹ năng tự học là một trong những nhân tố quan trọng đem lại hiệu quả của loại hình đào tạo này. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức, tăng cường các phương tiện thiết bị, xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn… là những việc cần làm để tạo nên một cú hích cho ĐTTT ở Việt Nam.

Friday, May 28, 2010

Giáo dục trực tuyến trở thành tiêu chuẩn trong đào tạo nhân viên

Giáo dục từ xa không còn là chuyện của tương lai nữa. Ngày càng có nhiều người tham gia vào các khóa học trực tuyến, và nó đã dần trở thành tiêu chuẩn trong đào tạo nhân viên tại nhiều cơ quan của Mỹ.
Theo kết quả điều tra năm 2009 của Sloan Consortium, đã có hơn 4,6 triệu học viên tham gia ít nhất một khóa học trực tuyến trong học kỳ mùa thu năm 2008, tăng 17% so với năm trước đó. Con số này vượt xa tỷ lệ tăng trưởng của tổng số học viên cao học là 2,1%.
Nhờ có sự phát triển của công nghệ tiên tiến, nhiều cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang tận dụng hình thức giáo dục trực tuyến nhằm tiết kiệm chi phí, ví dụ như Không quân Hoa Kỳ.
Theo ông Michael Haeroff, trưởng phụ trách hệ đào tạo dân sự của Không quân Hoa Kỳ, cơ quan này đã chuyển đổi hoàn toàn các khóa học đào tạo giám sát viên và định hướng cho nhân viên mới sang hình thức đào tạo trực tuyến thông qua một trường đại học ảo. Các chương trình định hướng bắt đầu từ tháng 8/2009 và đã thu hút hơn 8000 nhân viên tham gia. Còn các khóa đào tạo giám sát viên bắt đầu từ tháng 11/2009 sẽ là nguồn đào tạo duy nhất cho 4000-5000 giám sát viên mới mỗi năm. Đây là các lớp học có giảng viên, học viên sử dụng webcam để tương tác với giáo viên và các học viên khác. Sau đó họ làm việc theo nhóm để hoàn thành các bài tập được giao. Chương trình đã nhận được những phản hồi ban đầu rất tích cực.Theo ông Hameroff, Không quân Hoa Kỳ sẽ tiết kiệm được khoảng 560.000 - 600.000 USD mỗi năm nhờ hình thức đào tạo trực tuyến này.Chương trình cao học do Không quân Hoa Kỳ tài trợ
Ngoài những khóa học đã đề cập như trên, trong năm 2008, Không quân Hoa Kỳ còn tổ chức một chương trình thạc sĩ cho một số lượng hạn chế các nhân viên mới thuộc hệ dân sự. Chương trình đã thu hút sự quan tâm lớn với hơn 600 đơn đăng ký. Tuy nhiên trong mỗi năm 2008 và 2009 chỉ có 150 người được chấp nhận vào học.
Đại học HHS (thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội Hoa Kỳ)
Đại học HHS cung cấp các khóa học trực tuyến cho nhân viên Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội Hoa Kỳ, nhằm thỏa mãn cả nhu cầu đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao.
Website của trường, learning.hhs.gov, đóng vai trò như một "cộng đồng hành nghề", cũng cung cấp các công cụ cho phép những người bị ngăn cách về vị trí địa lý trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình, như thư viện điện tử hay góc phản hồi của chuyên gia.
Hơn 5000 nhân viên tham gia vào khoảng 500 khóa học có giảng viên mỗi năm. Trong đó một số lớp là khóa đào tạo từ xa. Việc đăng ký học các lớp này được thực hiện thông qua một hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến.

Tuesday, May 25, 2010

Hiện trạng đào tạo trực tuyến ở Việt Nam

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến (ĐTTT) đang là một loại hình cần được nhân rộng nhằm tạo cơ hội cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu và trau dồi kiến thức.

Lợi ích của đào tạo trực tuyến

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng lớn, hệ thống trường lớp tuy đã được đầu tư phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng song cũng không thể đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học. Trước thực tế đó, Đảng ta nêu ra định hướng “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”.

Từ định hướng trên, Ngành GD&ĐT đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh “Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng, để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực”. ĐTTT là một trong những phương thức đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu trên.

Có nhiều đổi mới và tiến bộ so với các hình thức học truyền thống, học trực tuyến hứa hẹn cung cấp cho học viên sự kết hợp hoàn hảo của Nghe, Nhìn và Sự chủ động. ĐTTT giúp cho việc đào tạo hiệu quả tới được nhiều đối tượng học viên khác nhau, cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối. Người học trực tuyến có thể chủ động lựa chọn những kiến thức phù hợp với mình so với các hình thức áp dụng thụ động trên lớp.

090920_DTTT

CNTT giúp mở rộng các mô hình đào tạo trực tuyến.

Thêm vào đó, ĐTTT đồng bộ giúp người học có khả năng tự kiểm soát cao thông qua việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua những phần hướng dẫn đơn giản không cần thiết mà vẫn đáp ứng được tiến độ chung của khóa học.

Ngoài ra tiết kiệm được chi phí đào tạo cũng là một lợi thế mà ĐTTT đem lại. Lương của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại ăn ở cho học viên, giảm chi phí hao tổn năng suất do thời gian học viên phải đi học. Tận dụng được nguồn giảng viên chất lượng cao từ nhiều nơi trên thế giới, giảm thời gian học khoảng 40- 60%, nội dung truyền tải nhất quán, phù hợp với yêu cầu của người học; kết quả hoàn thành chương trình đào tạo được tự động hóa và được thông báo chính xác, khách quan.

Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năng tiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học, học viên còn có thể học mọi lúc, mọi nơi cho phép học viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo một cách thuận tiện ngoài giờ làm việc hay ở nhà.

Đào tạo trực tuyến ở Việt Nam

Với việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức đào tạo những công dân tương lai có đầy đủ năng lực, trí tuệ, khả năng tự học, tự nâng cấp mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Hình thức ĐTTT không còn xa lạ trên thế giới. Theo Cyber Universities, gần 90% trường ĐH tại Singapore sử dụng phương pháp ĐTTT và ở Mĩ con số này là hơn 80%. Tại Việt Nam, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin kéo theo số người sử dụng Internet tăng vọt. Cùng với sự phát triển nhanh chóng này, cách làm việc, học tập, giải trí của người sử dụng Internet tại Việt Nam cũng thay đổi theo những công thức mới.

Ở Việt Nam hiện nay có thể tìm thấy chương trình ĐTTT với 3 kênh chính: của các trường đại học trong nước, các chương trình từ nước ngoài đưa vào Việt Nam và của các công ty lập ra.

Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm khuyến khích đưa CNTT vào giảng dạy, đưa các kiến thức về ĐTTT tới những cán bộ quản lý, nhà giáo, những người quan tâm tới giáo dục, học sinh- sinh viên. Hiện nay chúng ta đã xây dựng được website e- learning http://el.edu.net để tuyên truyền, phổ cập công nghệ. Đã Việt hóa phần mềm mã nguồn mở Moodle (để xây dựng và quản lý hệ thống học tập trực tuyến), đã sử dụng công nghệ SCORM (chuẩn được thế giới công nhận, để có thể hợp tác và phát triển trong lĩnh vực CNTT) và đang triển khai chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế miễn phí giúp xuất bản các định dạng file tuân chuẩn SCORM như Exe, Lectora, Voilet…phù hợp với nhu cầu của nước ta.

Bộ GD%ĐT đã kết nối đường cáp quang 34 Mbps trong nước và 2 Mbps đi quốc tế. Viettel cung cấp gói Net+ (gói chất lượng cao nhất) tới các cơ sở giáo dục. Kết nối cáp quang từ Bộ về các Sở GD&ĐT với băng thông 4 Mbps…

Tuy nhiên ĐTTT ở nước ta hiện nay mới đang ở mức sơ khai, số lượng và chất lượng chưa cao, phạm vi và đối tượng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất cần thiết. Tỷ lệ giờ online trực tiếp giữa giáo viên và học viên trên mạng còn thấp, việc trả lời hướng dẫn phải được thực hiện nguội, thiếu phương pháp và đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Hiện nay vẫn còn không ít học viên chưa có hoặc chưa biết sử dụng máy vi tính, mạng Internet. Đây là một thực tế vô cùng khó khăn trong quá trình học tập.

Cũng theo đánh giá của Bộ GD&ĐT thì hiện nay đang có tình trạng một số trường chạy theo số lượng, thành tích, phát triển quy mô quá nhanh so với khả năng đảm bảo chất lượng đào tạo, so với điều kiện về đội ngũ giảng viên và trợ giảng. Việc tổ chức đánh giá chất lượng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy nhiều người còn hoài nghi về chất lượng ĐTTT, tâm lý học truyền thống vẫn còn ăn sâu trong người học.

Phương pháp và kỹ năng tự học là một trong những nhân tố quan trọng đem lại hiệu quả của loại hình đào tạo này. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức, tăng cường các phương tiện thiết bị, xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn… là những việc cần làm để tạo nên một cú hích cho ĐTTT ở Việt Nam.

Giao Thủy – Báo Giáo dục & Thời đại
Sưu tầm: http://omt.vn